- Sơ chế yến sào đúng cách
– Đối với tổ Yến thô chưa nhặt lông: phải sơ chế nhặt sạch lông đúng cách bằng nước tinh khiết, không ngâm trong nước quá lâu sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng.
– Đối với Yến đã qua nhặt lông: trước khi chế biến cần phải ngâm rửa qua với nước tinh khiết từ 20 phút đến 30 phút tùy loại, sau đó xé sợi tổ yến trước khi chưng yến.
- Chế biến yến sào đúng cách
– Nhiệt độ tốt nhất khi chế biến Yến sào là từ 800C – 850C, nếu chế biến ở nhiệt độ cao hơn 850C sẽ làm Yến sào mất đi chất dinh dưỡng. Do đó, khi chế biến Yến sào tốt nhất là nên chưng cách thủy, cần có khăn sạch lót đáy thố yến chưng và đáy nồi, với mục đích làm giảm nhiệt độ tiếp xúc với đáy nồi và thố yến, giữ nhiệt độ trong thố là từ 800C – 850C.
– Khi chế biến Yến sào với các món như cháo, súp, chè, ta cần chưng yến riêng, sau đó mới thêm yến vào sau khi đã nấu chín và tắt bếp.
– Tránh hâm nóng các món từ tổ yến bằng lò vi sóng.
– Không nên cho quá nhiều đường vào các món làm từ tổ yến, vì đường nhiều sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng trong Yến sào.
- Yến sào ăn bao nhiêu lâu 1 lần, mỗi lần ăn bao nhiêu yến là đủ?
Mặc dù nhiều dưỡng chất, nhưng không phải cứ ăn số lượng lớn, số lượng nhiều và ăn liên tục Yến sào là tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2- 3 lần, liều lượng của mỗi lần ăn tùy theo độ tuổi, cụ thể như sau:
– Trẻ dưới 7 tháng tuổi: Không nên ăn yến trực tiếp, nếu mẹ của bé ăn yến rồi cho bé bú sữa thì vẫn được.
– Trẻ em trên 7 tháng tuổi – 12 tháng tuổi: Mỗi tuần chỉ ăn 1 muỗng ăn cơm, có thể cho chung vào cháo hoặc là chưng cho bé ăn.
– Trẻ từ 1-2 tuổi: Ăn 2 g/lần.
– Trẻ từ 3- 12 tuổi: Ăn 3 g/ lần.
– Trẻ trên 12 tuổi, người trưởng thành, người đang điều trị bệnh, phụ nữ trong thời kỳ và sau sinh hay là người cao tuổi: Ăn từ 4- 5g/ lần.
- Yến sào ăn lúc nào là tốt nhất?
– Buổi sáng sau khi ngủ dậy là thời điểm ăn Yến sào tốt nhất. Việc sử dụng Yến sào vào buổi sáng giúp cho cơ thể được cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể.
– Nếu không có thời gian chế biến Yến sào buổi sáng thì bạn có thể ăn Yến vào buổi trưa trước khi ăn khoảng 30- 60 phút cũng rất tốt, vì thời gian ăn yến vào buổi sáng và buổi trưa sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể tổng hợp và chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng trong Yến sào, nhất là canxi.
- Những ai không nên ăn yến sào?
- Phụ nữ mang thai dưới ba tháng.
- Trẻ sơ sinh dưới bảy tháng tuổi.
- Người bị dị ứng với Yến sào, khi ăn Yến hoặc các sản phẩm chế biến từ Yến sào bị nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Do Yến có vị mát nên người đang bị cảm, đau đầu, lạnh chân tay, đang tiêu chảy lạnh bụng thì không nên ăn Yến sào.
- Những món ăn dinh dưỡng từ yến sào
- Yến chưng đường phèn
- Yến chưng táo đỏ
- Yến chưng táo đỏ, hạt sen, long nhãn
- Yến sào chưng gà ác
- Yến chưng thuốc bắc
- Yến chưng táo đỏ, hạt chia
- Yến chưng táo đỏ, kỳ tử, lê Hàn Quốc
- Yến chưng táo đỏ, hạt sen, bí đỏ
- Súp yến bào ngư
- Súp yến vi cá mật
- Súp yến càng cua
- Súp yến cảng ghẹ
- Súp yến hải sản
- Súp yến bồ câu non
- Cháo yến thịt bằm
- Cháo yến thịt gà
- Cháo yến cung đình